Điện thoại không tín hiệu
Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết máy điện thoại trong các trạm điện thoại thẻ (trạm ĐTT) ở các tuyến đường Lê Duẩn, Trưng Nữ Vương, Tôn Đức Thắng, Quang Trung... đều không có tín hiệu khi chúng tôi nhấc ống nghe. Rất ít trạm còn nguyên vẹn, lá chắn của các hộp dây line gần chân trạm bị cạy nắp làm lộ các dây line ngầm đã đứt tung.
Trước Trường THCS Lý Thường Kiệt (đường Trưng Nữ Vương), vỏ trạm ĐTT bị phá vỡ và xanh lè vì sơn xịt tứ tung. Ở góc đường Triệu Nữ Vương, một hộ bán kính xe nhét bao nilon, chai lọ đầy trạm, lại tranh thủ kê thêm miếng ván để bày kính tràn lan dưới chân trạm. Trên đường Lê Duẩn, trạm ĐTT được tận dụng làm nơi để xô nước rửa chén.
Chưa kể, hết thảy vỏ trạm ĐTT là nơi lý tưởng để... dán tờ rơi. Có thể bắt gặp đủ loại quảng cáo, từ nhận dạy kèm, tuyển nhân viên, đến tìm nhà trọ... chằng chịt ở các trạm. Để tờ quảng cáo của mình trở nên “nổi bật”, dễ nhìn, nhiều người tiện tay xé luôn các tờ giấy cũ trước khi “chèn” tờ mới lên, để lại những vết loang lổ rất khó chịu.
Theo một cán bộ quản lý ĐTT của Công ty Dịch vụ viễn thông Đà Nẵng, trước đây, vỏ trạm bằng chất liệu mica, nhôm thường bị kẻ xấu tháo gỡ hoặc đập phá, nên gần đây đã được thay vỏ hộp bằng sắt cho “chắc ăn”.
" alt=""/>Đà Nẵng: Trạm điện thoại thẻ sống dở chết dởMột video thiết kế mẫu iPhone 12 Pro Max mới vừa được tài khoản EverythingApplePro tải lên Youtube.
Video lưu ý những rò rỉ này chỉ mới “hoàn thiện 70%”, trong đó "màn hình hiển thị và thân máy gần như đã hoàn toàn chính xác nhưng thiết lập camera vẫn được bảo mật”. Kích thước iPhone 12 Pro Max mới được tuyên bố là chính xác. Ngoài ra, trong một rò rỉ khác, thiết kế CAD của máy cũng cho thấy iPhone 12 Pro Max mới sẽ có tai thỏ nhỏ hơn so với những mẫu iPhone trước.
Theo ghi nhận, đây là mẫu iPhone flagship màn hình 6.7 inch, một trong bốn điện thoại của Apple được đồn sẽ phát hành vào cuối năm nay, có khả năng vào mùa thu. Trước đó, trong một rỏ rỉ người ta cho rằng nếu chiếc điện thoại iPhone mới này ra mắt vào cuối năm nay, thì nguyên mẫu của nó hẳn đã hoàn thiện.
Nói về các tin tức rò rỉ về iPhone, chúng ta còn thấy trên Twitter bức ảnh thông số cạnh bên như sau của máy:
" alt=""/>Rò rỉ thiết kế iPhone 12 Pro MaxGửi rồi vay lại, tiền phải "tóp" đi chứ?
Bắt đầu buổi làm việc, bà Trần Ngọc Bích được mời lên thẩm vấn. VKS đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các khoản vay 3.100 tỷ đồng, 2.090 tỷ đồng trong các ngày 21/6, 21/8 và 26/8/2013. VKS hỏi tiếp thực chất tiền trong sổ tiết kiệm nhóm bà đứng tên gửi là của ai? Bà Bích nói của những cộng sự, họ gửi và vay ra phục vụ kinh doanh.
![]() |
Bị cáo Hoàng Đình Quyết. Ảnh: Đinh Tuấn |
Về mục đích vay, nữ doanh nhân khai vay để sử dụng vào mục đích kinh tế gia đình. VKS vặn: "bà nói vay vì mục đích kinh tế gia đình sao trước đó bà khai đến ngày 15/7/2014, cơ quan điều tra thông báo bà mới biết tiền đã bị chuyển đi?" Bà Bích nói do kinh doanh nên bà cần để một khoản lưu động trong tài khoản.
Về đường đi bất thường của 3.100 tỷ đồng ngày 21/8/2013, cơ quan điều tra xác định ngay sau khi tiền được giải ngân vào tài khoản bà Bích, số tiền này được Danh chỉ đạo Quyết chuyển hết cho Danh. Cũng ngay trong ngày, Danh chuyển vào tài khoản ông Trần Quí Thanh (bố bà Bích) 3.160 tỷ đồng. Tại tòa, bị cáo Quyết khai khoản chênh lệch 60 tỷ đồng thực chất là tiền lãi Danh trả cho bà Bích qua tài khoản ông Thanh. Bà Bích phủ nhận lời khai này và liên tục cho rằng Quyết khai không đúng sự thật.
Trước đó, lý giải sự dịch chuyển của dòng tiền bà Bích cho rằng để tối ưu hóa đồng tiền khi chưa sử dụng bà đã cho Phạm Thị Trang (Trang phố núi, đã xuất cảnh) vay lại, theo yêu cầu bà chuyển vào tài khoản của Danh.
Để làm rõ, VKS gọi Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) lên đối chất. "Lời khai của bà Bích mâu thuẫn với chính lời khai trước là để tối ưu hóa đồng tiền. Thực chất bà Bích vay không để kinh doanh mà để cho ông Danh vay lại thôi và khoản vay sau được trả cho khoản trước", bị cáo Quyết khẳng định.
Tòa hỏi bà Bích vậy 3.100 tỷ đồng bà Bích vay ngày 21/8 được chuyển đi đâu, có phải để tất toán cho khoản nhóm bà vay ngày 21/6 như Quyết khai hay không? Bà Bích nói "không, trị giá các sổ tiết kiệm của tôi lên tới gần 6.000 tỷ đồng, nếu cần tiền tôi có thể vay tiếp chứ không cần tất toán rồi lại vay".
![]() |
Bà Trần Ngọc Bích có mặt tại tòa sáng nay. Ảnh: Đinh Tuấn |
VKS hỏi "vậy sao bà có gần 6.000 tỷ đồng gửi tiết kiệm mà lại đi vay 5.190 tỷ đồng?" - "Vì khi tôi gửi có kỳ hạn bao giờ lãi suất cũng cao hơn là không có kỳ hạn". "Nhưng dù lãi suất có kỳ hạn có cao hơn thì cũng phải thấp hơn lãi suất ngân hàng cho vay ra chứ? Bà gửi tiết kiệm vào ngân hàng để nhận lãi rồi lại vay ngân hàng và phải chịu lãi cao hơn. Gửi ngân hàng rồi lại vay, tiền phải "tóp" đi chứ sao có thể tối ưu hóa đồng tiền?", VKS lập luận.
Đến đây, bà Bích khựng lại rồi giải thích do bà và các cộng sự vay tiền của cha bà nên để không ảnh hưởng đến dòng tiền của cha, bà gửi tiền dài hạn, vay ngắn hạn để sử dụng nguồn vốn vay ra.
Trước những lời khai của bà Bích, có lúc VKS phải thốt lên "bà khai lòng vòng rồi không đâu ra đâu" hay "chúng ta dừng lại tại đây, vì có hỏi nữa thì bà cũng giải thích như vậy".
Cho mượn trăm tỷ để gửi tiết kiệm?
Cũng tại tòa, VKS đã thẩm vấn 3 người liên quan là nhân viên Tân Hiệp Phát gồm Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục. Đây là những cá nhân đứng tên 6 sổ tiết kiệm cầm cố ở VNCB để vay 300 tỷ đồng.
Về nội dung này, bà Bích khai các nhân viên hoàn toàn không ký hồ sơ vay nhưng Danh đã chỉ đạo nhân viên làm khống hồ sơ để rút 300 tỷ đồng.
![]() |
Toàn cảnh phiên tòa sáng nay (27/7). Ảnh: Đinh Tuấn |
Thế nhưng, bị cáo Khương một mực khẳng định bị cáo không làm khống, chính nhóm bà Bích đã đề nghị vay tiền, bị cáo chỉ cho nợ chứng từ, bị cáo đã giữ 6 sổ tiết kiệm trên. VKS cũng cho biết quá trình điều tra đã thu thập được các giấy đề nghị vay vốn được fax đi từ công ty Tân Hiệp Phát đến VNCB. Vậy bà Bích lý giải sao? Nữ giám đốc vẫn phủ nhận và đề nghị xem xét.
VKS thẩm vấn bà Nguyễn Thị Mỹ Dung: VKS: Hàng chục tỷ đồng bà đứng tên gửi tiết kiệm tại VNCB là của ai? - Của tôi. VKS: Tiền của bà hay từ đâu? - Tôi mượn. VKS: Mượn từ đâu? - Ông Trần Quí Thanh. VKS: Có lãi không? - Không. VKS: Bà làm gì tại Tân Hiệp Phát? - Tôi làm nhân viên. VKS: Vậy ông Trần Quí Thanh cho nhân viên vay tiền để gửi sổ tiết kiệm? ...( Bà Dung im lặng). VKS: Vậy lãi chuyển đi đâu? - Chuyển cho ông Thanh. VKS: Vậy bà có thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn VNCB không? - Không. VKS: Bà không vay thì mang sổ tiết kiệm về chứ sao lại để ở ngân hàng? - Vì tôi tin ngân hàng. Tương tự, bà Ngô Bích Thùy Trang và ông Trần Quang Phục cũng khai tiền gửi tiết kiệm là của mình nhưng vay từ ông Thanh, tiền lãi chuyển cho ông Thanh. |
Mai Phượng - Đinh Tuấn
" alt=""/>Xét xử Phạm Công Danh: Con gái Dr Thanh đối chất